TỪNG VÀO 'DANH SÁCH ĐEN' CỦA UNESCO
Năm 2006,ạLongnơmnớpnỗiloUNESCOthổicòphim sex hay việt nam Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã phải gửi một báo cáo giải trình tới UNESCO về tác động của nhà máy xi măng Cẩm Phả tới cảnh quan môi trường di sản thế giới này. Ông Nguyễn Công Thái, Phó ban quản lý vịnh Hạ Long khi đó, cho biết nhà máy này nằm ở vùng đệm của di sản. Vì thế, khi nhà máy đi vào hoạt động, về lâu dài cảnh quan môi trường vịnh sẽ bị ảnh hưởng. Các chuyên gia UNESCO khi đó cũng cảnh báo về việc xây dựng hạ tầng cơ sở ven bờ vịnh.
Năm 2012, kỷ niệm 15 năm Vịnh Hạ Long trở thành di sản thiên nhiên thế giới, một hội thảo về điểm đến du lịch lừng danh này được tổ chức. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch khi đó, ông Nguyễn Văn Tuấn, nói: "Chúng ta đã chứng kiến hệ thống rừng ngập mặn vốn là hàng rào bảo vệ cho Hạ Long ở ven bờ hầu như bị hủy hoại hoàn toàn..., các rạn san hô cũng suy kiệt dần". Ông Tuấn cho rằng ở Hạ Long lúc ấy các tổ chức hoạt động du lịch vừa bán rẻ tài nguyên du lịch vừa không hiệu quả. Di sản này vẫn là một điểm đến với sự lộn xộn tại cảng tàu, các hành vi lừa đảo, gian lận về chất lượng dịch vụ chưa được kiểm soát.
Năm 2013, Hạ Long trải qua cuộc kiểm tra thực địa của chuyên gia Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Cơ quan chuyên môn chuyên rà soát di sản UNESCO này đã đưa 7 khuyến nghị về tình trạng bảo tồn cho vịnh Hạ Long. Hạ Long được đưa vào "danh sách đen" của UNESCO.
Năm 2014, 150 người tham dự buổi hòa nhạc trong khuôn khổ Festival Âm nhạc mới Á - Âu tại hang Đầu Gỗ, thuộc quần thể vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Họ nghe nhạc trong ánh nến của 20 bát nến thắp rải rác, và có cả những bát nến lớn đặt lên chảo tôn lớn để tạo phản xạ ánh sáng. Nghệ sĩ biểu diễn còn kẹp nến vào tay để hát múa. Bà Phạm Thùy Dương, khi đó là Trưởng ban quản lý vịnh Hạ Long, cho biết: "Hòa nhạc giao hưởng không ảnh hưởng đến cảnh quan và thẩm mỹ gì trong hang cả".
Tuy nhiên, các nhà khoa học không nghĩ như vậy. Trước đó, một nghiên cứu năm 2010 của Viện Khoa học địa chất và khoáng sản đã đánh giá yếu tố độc hại trong các hang động trên vịnh Hạ Long. Theo đó, trong các hang có tới 4 loại khí không đạt tiêu chuẩn cho phép. Khí O2thấp hơn so với nồng độ tự nhiên trong không khí khoảng 21%, tuy vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Cộng với lượng CO2tăng cao cho thấy nguyên nhân là do lượng khách tham quan đông và hang không bảo đảm thông gió. Các khí SO2, Cl2 cũng cần phải có giải pháp xử lý.
Cũng trong năm 2014, Hội nghị về bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại VN được tổ chức ở Hà Nội. Thông tin từ hội nghị cho thấy vịnh Hạ Long lúc đó đã rất cố gắng để thoát khỏi "danh sách đen" - danh sách các di sản mà UNESCO khuyến nghị về bảo tồn. Theo đó, UNESCO đề nghị Hạ Long phải thiết lập được một hệ thống quản lý toàn diện, với Ban Quản lý vịnh Hạ Long có mức độ tự chủ và quyền hạn cao hơn.
CHẬM CHẠP QUY HOẠCH
Hạ Long là di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận nhiều lần. Sự ghi nhận di sản càng cao hơn khi Hạ Long liên kết với Cát Bà để trở thành di sản thiên nhiên liên tỉnh đầu tiên tại VN được UNESCO công nhận. Điều đó cũng có nghĩa là mọi hoạt động ở vịnh Hạ Long phải được đặt trong tương quan với các khu vực lân cận, các vùng đệm…
Mới nhất, một sự việc xảy ra khiến công chúng không khỏi lo lắng cho vịnh Hạ Long. Quá trình thi công Dự án khu đô thị 10B (P.Quang Hanh, TP.Cẩm Phả) bị phản ánh gây ảnh hưởng tới chất lượng nước, việc đổ đất trực tiếp xuống vùng nước vịnh Hạ Long mà không có giải pháp bảo vệ môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
Ngày 6.11, Sở Tài nguyên - Môi trường đã cùng đoàn liên ngành kiểm tra dự án. Đoàn liên ngành xác định chủ dự án chưa thực hiện đúng một loạt nội dung trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Chẳng hạn, chủ dự án chưa thực hiện biện pháp xử lý bùn khi thi công, chưa có quan trắc định kỳ chất lượng nước, trầm tích, đa dạng sinh học tại khu vực thực hiện dự án và khu di sản vịnh Hạ Long với tần suất 3 - 6 tháng/lần…
Cùng ngày 6.11, Bộ VH-TT-DL cũng đã gửi công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh khẩn trương hoàn thiện nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, Bộ VH-TT-DL cũng đã có văn bản 4217 góp ý dự thảo Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ yêu cầu "chú ý đến vị trí chiến lược của vùng duyên hải Đông - Bắc đến "các con đường nước" ở Hạ Long - Bái Tử Long, đến các vùng cửa sông - cửa biển, đến mối quan hệ giữa không gian biển với vùng núi cao Yên Tử và Thăng Long - Hà Nội". Khu vực dự án khu đô thị 10B đang gây lo lắng liên quan tới "các con đường nước ở Hạ Long - Bái Tử Long" này.
Bộ VH-TT-DL cũng đưa ra vấn đề cần bổ sung trong lúc lập quy hoạch. Đó là cần chú ý tới hệ sinh thái vịnh Hạ Long cũng như đảm bảo các hoạt động không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các loài sinh vật sống trong vịnh.
Đặc biệt, Bộ yêu cầu: "Bổ sung nội dung về sức chịu tải của môi trường khu vực di sản vịnh Hạ Long, đặc biệt là sức chịu tải đối với du lịch, làm cơ sở đề xuất các biện pháp cụ thể, hiệu quả nhằm bảo tồn môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học của vịnh Hạ Long. Đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của UNESCO".
Nhìn vào hệ thống các vụ việc từng xảy ra ở đây qua hàng chục năm, công chúng càng có lý do lo ngại về cách thức quản lý di sản thế giới này. Giờ đây, việc chưa hoàn thiện quy hoạch càng khiến họ lo lắng hơn về số phận di sản. Nỗi lo UNESCO "thổi còi" di sản Hạ Long không thể nói là mơ hồ được.
Dự án khu đô thị 10B (P.Quang Hanh, TP.Cẩm Phả) quây núi đá thành hòn non bộ, đổ đất xuống vịnh Hạ Long. Chủ tịch UBND TP.Cẩm Phả đã chỉ đạo ngừng thi công dự án. Hôm qua 7.11, Sở TN-MT Quảng Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Đỗ Gia Capital (chủ đầu tư dự án nói trên) 125 triệu đồng.
L.N.Hiếu