Lich Bong Da Anh

Liên quan đếntai nạn xe kháchnghiêm trọng khiến 5 người chết tại Đồng Nai, Cục Đường bộ Việt Nam đã bồ đào nha

【bồ đào nha】'Siết' quản lý xe khách ra sao?

Liên quan đến tai nạn xe khách nghiêm trọng khiến 5 người chết tại Đồng Nai,ếtquảnlýxekhábồ đào nha Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đối với Công ty TNHH Thành Bưởi. Trong đó tập trung kiểm tra quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô của doanh nghiệp này.

'Siết' quản lý xe khách ra sao? - Ảnh 1.

Vụ tai nạn nghiêm trọng do tài xế xe khách Thành Bưởi vượt ẩu, lấn làn khiến 5 người chết tại Đồng Nai

T.N

Đáng chú ý, theo các cơ quan chức năng, nhà xe Thành Bưởi hoạt động dưới hình thức xe hợp đồng trá hình tuyến cố định tại TP.HCM. Trong khi đa số các nhà xe chấp hành quy định, đăng ký bến xe, luồng tuyến cố định, nhà xe Thành Bưởi tự lập “bến cóc” ngay trong thành phố. Đồng thời, công khai trên các website nhận đặt chỗ để chở khách bằng hình thức hợp đồng ghép khách. Nhà xe này đã bị kiểm tra, xử phạt sau khi xảy ra một số vụ tai nạn.

Trên thực tế, tình trạng kinh doanh “chộp giật” của nhiều doanh nghiệp xe khách hoặc xe hợp đồng trá hình đang diễn ra, gây nên nhiều mối bất an cho hành khách. Theo số liệu của Cục Đường bộ Việt Nam, tính đến hết năm 2022, cả nước có hơn 18.800 đơn vị đăng ký kinh doanh xe hợp đồng, xe du lịch với hơn 224.800 xe (chiếm gần 71% tổng số xe khách). 

Tuy nhiên, rất nhiều xe đăng ký kinh doanh là xe hợp đồng nhưng lại chạy tuyến cố định. Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội đã nhiều lần báo cáo Chính phủ, Bộ GTVT tình trạng xe hợp đồng chạy tuyến cố định, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp xe khách, khó quản lý, gây cạnh tranh không lành mạnh với chính các doanh nghiệp xe khách.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp xe khách tuyến cố định đã bỏ bến ra ngoài chạy chui, vòng vo tìm khách, hoặc tự lập văn phòng đón/trả khách. Lượng khách các bến giảm từ 20 - 50% so với trước, nguy cơ bến xe phá sản đang hiện hữu. Các địa phương còn phát sinh loại xe cá nhân chở khách dưới dạng "xe ghép", không đăng ký kinh doanh vận tải…

Theo Bộ GTVT, tình trạng trên có nguyên nhân do Nghị định 10/2020/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô còn bất cập. Đặc biệt, quy định về chế tài xử phạt vi phạm bằng thu hồi phù hiệu xe kinh doanh chưa cụ thể, có đơn vị vừa nộp lại phù hiệu đã lập tức xin cấp mới, hoặc không nộp phù hiệu cũng không có chế tài xử lý.

Ngoài ra, việc thiếu chế tài để thu hồi đăng ký tuyến của xe khách, dẫn tới nhiều xe đăng ký tuyến, đăng ký bến, nhưng thực tế không vào bến xe, mà ra ngoài chạy dù, lập bến cóc. Dù quy định quản lý xe qua hệ thống phần mềm giám sát hành trình, nhưng nhiều sở GTVT phản ánh hệ thống của Bộ GTVT được vận hành từ năm 2016 tới nay đã lạc hậu, không được cập nhật, khó khai thác dữ liệu để xử lý xe vi phạm…

Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, để khắc phục các bất cập trên, Bộ GTVT đề xuất sửa đổi một số điều Nghị định 10/2020. Điểm đáng chú ý trong dự thảo là Bộ GTVT đề xuất giao sở GTVT các địa phương ở 2 đầu tuyến đi và đến thống nhất xây dựng, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định liên tỉnh.

Sở GTVT được tự thực hiện cập nhật danh mục mạng lưới tuyến trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT; siết lại quy định về xe hợp đồng để hạn chế loại xe này chạy trá hình chở khách tuyến cố định.

'Siết' quản lý xe khách ra sao? - Ảnh 2.

Lực lượng CSGT kiểm tra xe khách

T.N

Một số lo ngại cho rằng dự thảo phân cấp quyền cho các sở GTVT địa phương công bố tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh mới hoặc điều chỉnh tuyến đang có, có thể dẫn tới phá vỡ quy hoạch luồng tuyến, có thể dẫn tới nguy cơ các tuyến xe khách chạy xuyên tâm qua đô thị, gây ùn tắc…

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết sẽ quản lý khung chính sách chung, việc quản lý cụ thể, trực tiếp về luồng tuyến sẽ do các sở GTVT thực hiện, vì đây là đơn vị nắm rõ địa bàn nhất. Sở GTVT hai địa phương đầu đi và đến sẽ thống nhất cấp phép tuyến cho doanh nghiệp vận tải và quản lý, xử phạt dựa trên thiết bị giám sát hành trình, làm sao cho an toàn nhất. Tránh tình trạng chạy sai luồng tuyến.

Tăng quản lý bằng công nghệ

Ngoài ra, trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 10, Bộ GTVT quy định rõ hơn về hình thức xử lý thu hồi phù hiệu. Cụ thể, trong 15 ngày từ ngày thông báo, đơn vị vận tải phải nộp lại phù hiệu; thời hạn thu hồi phù hiệu xe kinh doanh là 30 ngày hoặc 60 ngày, sau đó đơn vị phải làm thủ tục cấp lại.

Đơn vị vận tải không nộp lại phù hiệu bị thu hồi, sẽ không cấp mới, cấp lại phù hiệu khi hết hiệu lực, cho tới khi chấp hành quy định trên. Xe khách tuyến cố định nếu khai thác dưới 70% số chuyến đã đăng ký trong tháng sẽ bị đình chỉ khai thác tuyến.

Thông tin thêm, ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện người lái, Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020/NĐ-CP chỉ thay đổi phương thức thực hiện quản lý mạng lưới tuyến cố định bằng việc số hóa công tác đề xuất tuyến mới, điều chỉnh, bổ sung tuyến cố định thông qua phần mềm quản lý tuyến của Bộ GTVT.

'Siết' quản lý xe khách ra sao? - Ảnh 3.

Ngoài quy định luồng tuyến do sở GTVT địa phương quản lý hai đầu (đi, đến), việc quản lý phương tiện, người lái sẽ được tăng cường qua thiết bị giám sát hành trình

T.N

Thay vì như hiện nay, các sở GTVT phải gửi đề xuất danh mục tuyến bằng văn bản để Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT công bố, thì các sở GTVT sẽ trực tiếp cập nhật trên phần mềm quản lý tuyến cố định toàn quốc của Bộ GTVT, đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng, giảm thời gian phải tổng hợp, rà soát thủ công đối với từng tuyến như hiện nay. 

Đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cũng cho rằng, việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến cố định liên tỉnh vẫn dựa trên quy hoạch luồng tuyến của Bộ GTVT theo Quyết định 927/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT năm 2022.

Ngoài ra, dự thảo chú trọng đến các quy định tăng cường quản lý bằng công nghệ. Bộ GTVT cũng đã phê duyệt đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực đường bộ giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến 2030”, nhằm đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ quản lý nhà nước về vận tải đường bộ, đặc biệt các phần mềm quản lý. Việc quản lý, giám sát với phương tiện và người lái sẽ được thực hiện sát sao, chặt chẽ hơn thông qua công nghệ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap